Daily Archives: 8 Tháng năm, 2023

Sân golf Phúc An City

Trải nghiệm bộ môn Golf ngay trong nội khu Phúc An City

8 Tháng năm, 2023

Phúc An City sở hữu sân golf nội khu với quy mô 6ha với thiết kế đẳng cấp, hiện đại và sang trọng, mang đến sân chơi golf tuyệt vời cho các golfer. Chơi golf tại sân Phúc An City khách hàng sẽ cảm nhận được sự thư thái, cảnh đẹp nên thơ đáng mong đợi như những sân golf đạt tiêu chuẩn 5 sao. 

Trải nghiệm bộ môn Golf ngay trong nội khu Phúc An City

Sự phổ biến của Golf tại Việt Nam

Sân golf đang trở thành một môn thể thao phổ biến tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, số lượng sân golf tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 70 sân gôn chính thức, nhiều trong số đó được đầu tư bởi các công ty và đối tác quốc tế.

Ngành công nghiệp gôn tại Việt Nam đang phát triển với sự gia tăng của số lượng sân gôn và cầu thủ chơi gôn. Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều giải đấu golf quốc tế nhưng còn kém so với các quốc gia có truyền thống chơi golf lâu đời như Mỹ, Anh, Nhật Bản.

Sự phổ biến của Golf tại Việt Nam

Sân gôn ở Việt Nam có thể được chia thành hai loại: sân gôn nội đô và sân gôn ngoại ô. Sân gôn nội đô thường có diện tích nhỏ hơn và thường được xây dựng ở các khu đô thị lớn, trong khi sân gôn ngoại ô có diện tích lớn hơn và được xây dựng ở các vùng ngoại ô hoặc ven biển.

Với sự phát triển của kinh tế, golf đang trở thành một sân chơi phổ biến hơn ở Việt Nam, đặc biệt là đối với giới kinh doanh và những người muốn tìm kiếm sự thư giãn và giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

Với sự gia tăng của người chơi golf, hiện nay những khu đô thị được bố trí sân golf ngày càng nhiều, giúp thỏa mãn đam mê cho người dân trong khu đô thị, cũng như những khu vực lân cận, lan tỏa làn sóng chơi golf đến với mọi người đông hơn. Đơn cử, tại dự án Phúc An City Đức Hòa Long An sở hữu sân golf mini 6ha, mở ra điểm đến vui chơi giải trí hấp dẫn cho mọi lứa tuổi, nâng cao sức khỏe và thể hiện đẳng cấp chơi golf.   

Trải nghiệm sân golf tại dự án Phúc An City Đức Hòa

Sân golf Phúc An City nằm ngay trong lòng dự án với quy mô khoảng 6ha, sân được thiết kế hiện đại, bố trí hài hòa và tinh tế. Nằm cạnh sân golf Phúc An City là các tiện ích hồ bơi tràn bờ, hồ điều hòa với hàng dừa xanh mát, tạo nên không gian chơi golf đẹp mắt, mát mẻ. 

Hơn nữa, không gian xanh mát và tĩnh lặng của sân golf còn mang lại cho khách hàng cảm giác thư thái, tận hưởng sự tận hưởng không khí trong lành và tách xa khỏi náo nhiệt của Thành phố. 

Trải nghiệm sân golf tại dự án Phúc An City Đức Hòa

Dù được thiết kế với diện tích hạn chế so với những sân golf quy mô khác, nhưng sân golf tại biệt thự Phúc An City vẫn phát huy được tối ưu điểm mạnh với tầm nhìn đẹp, đường golf tạo thách thức cho các golfer. Đây sẽ là điểm đến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các cư dân sống trong dự án hay những khu vực lân cận, làm thỏa mãn đam mê chơi golf mà không cần phải đi đâu xa. 

Phúc An City mở bán các sản phẩm nhà ở đa dạng ra thị trường từ nhà phố liên kế, biệt thự liên kế, biệt thự đơn lập, căn hộ chung cư, nhà ở xã hội,…mở ra cơ hội an cư và đầu tư hấp dẫn cho các khách hàng. Các cư dân có thể thỏa sức lựa chọn các sản phẩm nhà ở phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

Hiện nay, để mua sản phẩm nhà phố Phúc An City khách hàng chỉ cần trả trước từ 450 triệu đã có thể nhận nhà ở hoặc cho thuê ngay, số tiền còn lại thanh toán theo tiến độ đến 24 tháng với 0% lãi suất. Sản phẩm có pháp lý đảm bảo an toàn và sổ hồng đầy đủ sẽ được bàn giao cho các khách hàng. 

Bài viết “Trải nghiệm bộ môn Golf ngay trong nội khu Phúc An City” gửi đến khách hàng hạng mục tiện ích sân golf tại dự án Phúc An City với trải nghiệm vô cùng mới mẻ, giúp nâng cao sức khỏe cho các cư dân. 

Phòng Kinh Doanh dự án:

Hotline: 0819.051.051

Website: https://phucan.city/

Địa chỉ: 584 Cộng Hoà, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Trở về Trang Chủ: Phúc An City

TP Thủ Đức chi 2.300 tỷ đồng tiền đền bù làm Vành đai 3

TP Thủ Đức chi 2.300 tỷ đồng tiền đền bù làm Vành đai 3

8 Tháng năm, 2023

TP HCM – Hơn 300 hộ bị thu hồi đất làm Vành đai 3 đoạn qua TP Thủ Đức bắt đầu được đền bù với tổng số tiền 2.300 tỷ đồng để kịp khởi công dự án cuối tháng 6.

Sáng 8/5, TP Thủ Đức tiến hành trả tiền đền bù cho các hộ, tổ chức đã đồng thuận giao mặt bằng. Các trường hợp này thuộc diện bồi thường giai đoạn một đoạn Vành đai 3 đi qua địa phương, chiếm gần 55% trong tổng 556 trường hợp bị ảnh hưởng. Kinh phí bồi thường giai đoạn này cũng chiếm hơn 35% số tiền đền bù, hỗ trợ tái định cư cho dự án trên địa bàn (khoảng 6.500 tỷ đồng).

Người dân đến làm thủ tục nhận tiền đền bù Vành đai 3 tại TP Thủ Đức

Người dân đến làm thủ tục nhận tiền đền bù Vành đai 3 tại TP Thủ Đức, sáng 8/5. Ảnh: Gia Minh

Đến làm thủ tục tại Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức từ 7h, ông Võ Văn Sáu, 68 tuổi, nói gia đình bị thu hồi khoảng 1.700 m2 đất nông nghiệp, được đền bù hơn 10 tỷ đồng. Mức giá này, theo ông là “hợp lý”, cao hơn một số dự án đã triển khai trước đây. Tuy nhiên, khu đất sau khi bị thu hồi chỉ còn khoảng 35 m2, nên ông muốn được bàn giao và nhận bồi thường toàn bộ, vì phần còn lại nhỏ hẹp khó sử dụng.

Ngoài ông Sáu, sáng nay hàng chục hộ khác mang giấy tờ, sổ sách đến làm thủ tục nhận tiền bồi thường. Phần lớn trường hợp giao mặt bằng thuộc đất nông nghiệp, một số có đất ở. Trong đó, có hộ giao diện tích khá lớn với gần 4.100 m2, cũng có hộ chỉ bị thu hồi khoảng 18 m2.

TP Thủ Đức là địa phương có đoạn Vành đai 3 đi qua dài nhất trên địa bàn TP HCM, với gần 15 km trong hơn 47 km. Đây cũng là địa bàn có mức giá bồi thường cao nhất, với khoảng 73,3 triệu đồng mỗi m2 đối với đất mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh (phường Trường Thạnh). Kế đến, đường Nguyễn Xiển (phường Long Bình) giá đất ở khoảng 33,3-69 triệu đồng một m2. Đường Long Sơn, mỗi m2 đất ở có giá khoảng 28,8-52,2 triệu đồng.

Công nhân cắm cọc giải phóng mặt bằng Vành đai 3 TP HCM đoạn qua Thủ Đức hồi tháng 10/2022

Công nhân cắm cọc giải phóng mặt bằng Vành đai 3 TP HCM đoạn qua Thủ Đức hồi tháng 10/2022. Ảnh: Thanh Tùng

Một số tuyến khác ở địa phương trên như Trần Trọng Khiêm (phường Long trường), giá đất ở khoảng 37,5-44,7 triệu đồng mỗi m2. Đường Tam Đa (đoạn từ Nguyễn Duy Trinh đến cầu Hai Tý, phường Long Trường), mỗi m2 có giá khoảng 29,1-59,9 triệu đồng.

Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Hữu Anh Tứ cho biết địa phương đã chuẩn bị 239 nền tái định cư và 150 căn hộ chung cư để bố trí cho các hộ dân. Ngoài ra, thành phố cũng hỗ trợ người dân bằng cách tặng bản vẽ xin phép xây dựng nhà mới, cải tạo nhà cũ, hỗ trợ tháo dỡ, di chuyển qua nơi ở mới giúp họ ổn định đời sống. “Địa phương đặt mục tiêu hoàn thành việc thu hồi đất và bàn giao 70% mặt bằng để khởi công dự án trước ngày 30/6”, ông Tứ nói.

Ngoài Thủ Đức, khoảng 33 km còn lại của Vành đai 3 ở địa bàn TP HCM đi qua huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh. Trong đó, hai huyện Hóc Môn và Củ Chi cũng bắt đầu chi trả đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng từ tuần trước. Riêng Bình Chánh, công tác chi trả bắt đầu tư ngày 9/5.Hướng tuyến Vành đai 3 TP HCM

Hướng tuyến Vành đai 3 TP HCM. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Tổng diện tích giải phóng mặt bằng làm Vành đai 3 trên địa bàn TP HCM khoảng 410 ha với hơn 1.700 trường hợp bị ảnh hưởng. Việc thu hồi đất cho dự án được chia làm hai giai đoạn để đẩy nhanh tiến độ. Bước đầu, chính quyền thu hồi với các trường hợp đồng ý bàn giao, sau đó sẽ tiếp tục làm việc với những hộ chưa đồng thuận. Thành phố đặt mục tiêu hoàn thành chi trả bồi thường giai đoạn hai cho người dân trong tháng 8 và bàn giao toàn bộ mặt bằng trước 15/11.

Thành phố cũng đã chuẩn bị các khu tái định cư tại chỗ cho những trường hợp bị giải tỏa trắng, đủ điều kiện. Những hộ có nhà, đất bị giải tỏa trắng không đủ điều kiện tái định cư sẽ có chính sách và chuẩn bị đủ quỹ căn hộ chung cư cho người dân. Ngoài ra, các trường hợp khó khăn, không đủ tiền trả một lần khi mua căn hộ cũng được xem xét cho trả chậm trong 15 năm.

Nguồn: https://vnexpress.net/tp-thu-duc-chi-2-300-ty-dong-tien-den-bu-lam-vanh-dai-3-4602577.html

Ngày chủ nhật, người dân vẫn được mời đến nhận tiền tỉ đền bù đường vành đai 3 TP.HCM

8 Tháng năm, 2023

Sáng 7-5, dù đang là ngày chủ nhật nhưng nhiều người dân ở huyện Hóc Môn, TP.HCM vẫn tấp nập đến Ban bồi thường huyện Hóc Môn ký hồ sơ nhận tiền đền bù dự án vành đai 3 TP.HCM.

Ông Trần Văn Vàng đang làm ruộng thì được ấp gọi lên Ban bồi thường huyện Hóc Môn nhận tiền đền bù

Ông Trần Văn Vàng đang làm ruộng thì được ấp gọi lên Ban bồi thường huyện Hóc Môn nhận tiền đền bù

Người dân sẽ nhận được tiền thông qua tài khoản ngân hàng
Một người dân vui mừng khi nhận được tiền đền bù
các thủ tục để hoàn thành hồ sơ nhận tiền đền bù

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Anh – trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn – nói dự án vành đai 3 TP.HCM có tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 332. Tổng số tiền bồi thường qua địa bàn huyện khoảng 1.500 tỉ đồng.

Từ ngày 6-5, đơn vị đã bắt đầu chi trả bồi thường với số tiền 166 tỉ đồng. Ngày 7-5 tiếp tục chi trả cho các hộ dân.

“Dự án vành đai 3 TP.HCM là dự án quan trọng cấp quốc gia. TP xác định việc bồi thường dự án này phải làm nhanh và theo mô hình kiểu mẫu. Để đảm bảo tiến độ, Ban bồi thường sắp xếp nhân sự tập trung cho dự án. Thậm chí anh em làm thêm giờ kể cả thứ bảy và chủ nhật. Quá trình triển khai, vướng mắc khó khăn đều được các cấp kịp thời tháo gỡ”, ông Anh nói.

Chia sẻ kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai nhanh vành đai 3 TP.HCM, ông Anh nói người dân quan tâm nhất là đơn giá bồi thường. Vừa qua, huyện cũng cố gắng làm sao phối hợp với tư vấn thẩm định giá thu thập hồ sơ pháp lý. Đồng thời đề xuất giá sát với giá thị trường nhất.

Do vậy, khi áp dụng chi trả tiền đền bù, đa số các hộ dân đồng tình. Ngoài ra, một số hộ dân còn lại, huyện Hóc Môn đã lập tổ vận động xuống ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của người dân.

“Đối với dự án này, ngoài các chính sách chung của Nhà nước, huyện Hóc Môn cũng có nhiều chính sách hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống. Chẳng hạn như cấp giấy chứng nhận, chuyển mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó là hỗ trợ thiết kế xây dựng miễn phí đối với phần đất còn lại”, ông Anh chia sẻ.

tăng ca thêm thứ bảy và chủ nhật để sớm hoàn thành hồ sơ đền bù vành đai 3 TP.HCM cho người dân

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga, kế toán (trái) và chị Nguyễn Thị Thu Hiền, chuyên viên Ban bồi thường huyện Hóc Môn, tăng ca thêm thứ bảy và chủ nhật để sớm hoàn thành hồ sơ đền bù vành đai 3 TP.HCM cho người dân.

người dân có đất bị thu hồi tại dự án vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn huyện Hóc Môn

Trong ngày 7-5, người dân có đất bị thu hồi tại dự án vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn huyện Hóc Môn sẽ đến Ban bồi thường huyện Hóc Môn bàn giao giấy chứng nhận sử dụng đất, ký các giấy tờ liên quan để làm thủ tục nhận tiền đền bù.

Người dân sẽ nhận được tiền thông qua tài khoản ngân hàng. Nếu chưa có tài khoản, các nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ mở tài khoản và làm thẻ. Ảnh chụp ông Trần Văn Vàng ở đường số 14, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn có khoảng 8.000m2. Khi thực hiện dự án vành đai 3 TP.HCM, nhà ông bị giải tỏa hơn 2.000m2 đất nông nghiệp

Dù là chủ nhật nhưng tại Ban bồi thường huyện Hóc Môn vẫn rất đông người dân đến làm thủ tục

Dù là chủ nhật nhưng tại Ban bồi thường huyện Hóc Môn vẫn rất đông người dân đến làm thủ tục

Một người dân vui mừng khi nhận được tiền đền bù.

Chị Lê Thị Hoa, chuyên viên (áo nâu) và anh Nguyễn Chí Bảo, chuyên viên (áo vàng) hướng dẫn ông Trần Văn Hưng (áo trắng) làm các thủ tục để hoàn thành hồ sơ nhận tiền đền bù. Ông Hưng, 67 tuổi, ngụ ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, có khoảng 1.500m2 đất nông nghiệp bị thu hồi khi làm đường vành đai 3 TP.HCM

Hơn 12.500 tỷ đầu tư giao thông tỉnh Long An, ‘hồi sinh’ nhiều dự án sau hơn 10 năm thiếu vốn

8 Tháng năm, 2023

Dù vẫn chưa thể bố trí nguồn vốn đầu tư Quốc lộ N1 qua Long An giai đoạn trước mắt nhưng Bộ Giao thông vận tải tập trung nguồn lực, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đầu tư ba dự án ưu tiên trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng…

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM và đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đoạn qua địa bàn tỉnh Long An được ưu tiên rót vốn giai đoạn 2021-2025.

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM và đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa đoạn qua địa bàn tỉnh Long An được ưu tiên rót vốn giai đoạn 2021-2025.

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Long An về đề nghị đầu tư xây dựng Quốc lộ N1 trong giai đoạn 2026 – 2030 đoạn qua địa bàn tỉnh này.

Xem xét bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 

Tại quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quốc lộ N1 có tổng chiều dài 235km, quy mô quy hoạch từ 2 – 4 làn xe.

Hiện mới chỉ có đoạn từ Châu Đốc – Hà Tiên đã được đầu tư theo quy hoạch. Các đoạn tuyến còn lại, trong đó, có đoạn qua tỉnh Long An dài khoảng 100km khai thác gián đoạn trên cơ sở tận dụng các tuyến đường địa phương với quy mô nhỏ hẹp.

Theo UBND tỉnh Long An, Quốc lộ N1 là tuyến đường kết nối các tỉnh Tây Nam bộ nằm trên trục hành lang biên giới kết nối các tỉnh Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang và là trục đấu nối các trục ngang của các tỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông liên khu vực trong vùng.

Tuyến đường này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu văn hóa, an ninh – quốc phòng của các tuyến vùng biên giới nói riêng và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nước bạn Campuchia nói chung.

Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ N1 sẽ góp phần giảm lưu lượng phương tiện trên tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh) hiện đang quá tải. Do đó, việc đầu tư xây dựng quốc lộ N1, nhất là đoạn qua tỉnh Long An là rất cần thiết.

Do đó, tỉnh Long An kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng dự án trong giai đoạn 2026 – 2030 và bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường này.

Cũng theo tỉnh Long An, dự án này được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-BGTVT ngày 19/4/2009 và quyết định số 235/QĐ-BGTVT ngày 11/02/2011 với quy mô công trình cấp IV đồng bằng. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải tạm dừng triển khai, tạm giãn tiến độ thực hiện đầu tư, đến nay chưa được bố trí vốn thực hiện dự án.

Trước đó, tỉnh Long An từng kiến nghị Trung ương cho chủ trương chuẩn bị dự án đầu tư trong giai đoạn 2019 – 2020 và bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương 2021 – 2025 để thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường này.

Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, do khó khăn trong bố trí nguồn vốn trong giai đoạn 2021 – 2025 nên Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 để xem xét, tổng hợp nhu cầu đầu tư dự án theo các nguyên tắc, tiêu chí, mức độ ưu tiên và điều kiện nguồn lực được phân bổ.

Trước mắt, Bộ Giao thông vận tải sẽ giao Cục Đường bộ Việt Nam tăng cường duy tu, sửa chữa từ nguồn vốn bảo trì đường bộ để đảm bảo khai thác an toàn.

Tập trung nguồn lực đầu tư 3 dự án trước mắt 

Cũng theo Bộ Giao thông vận tải, do nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ hạn hẹp và đang tập trung nguồn lực, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đầu tư ba dự án trên địa bàn tỉnh Long An với tổng mức đầu tư khoảng hơn 12.500 tỷ đồng.

Cụ thể, ba dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An bao gồm một là, dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 62, tuyến N2 (Đức Hòa – Mỹ An) dài 77km, tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Dự án nằm trong danh mục dự kiến sử dụng khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu (DPO) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận “Khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu” do các đối tác phát triển tài trợ.

Dự án được nâng cấp, cải tạo đạt quy mô cấp III đồng bằng, hai làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h. Thời gian thực hiện khoảng 4 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực, dự kiến từ năm 2024 – 2027.

Hai là,dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Long An dài 7km, tổng mức đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng.

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM được phê duyệt từ năm 2011 nhưng nằm “bất động” suốt hơn 10 năm do chưa bố trí được nguồn vốn. Ngày 16/6/2022, dự án Vành đai 3 TP.HCM được Quốc hội chính thức thông qua. Tuyến đường có chiều dài hơn 76 km, với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 75.000 tỷ đồng. Trong đó, đoạn đường đi qua khu vực TP.HCM có chiều dài hơn 47,5km, đi qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 11km, qua tỉnh Long An gần 7km, qua tỉnh Bình Dương 10,7km.

Giai đoạn 1 của dự án đường Vành đai 3 TP.HCM được phân thành 8 phần và giao về cho mỗi địa phương thực hiện. Quy mô của dự án gồm 4 làn xe cao tốc hạn chế; đường song hành mỗi bên từ 2 – 3 làn xe. Dự án chuẩn bị đầu tư và bắt đầu thực hiện từ năm 2022, dự kiến hoàn thành vào năm 2025 và bắt đầu đưa vào khai thác từ năm 2026.

Ba là,dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa đoạn qua tỉnh Long An dài khoảng 21km, tổng mức đầu tư gần 2.200 tỷ đồng sau khoảng 12 năm “long đong” do thiếu vốn.

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 73 km, có tiến độ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công dự án trong năm 2023, hoàn thành trong năm 2025.

Được khởi công vào năm 2009, đến năm 2011, dự án bị đình hoãn thi công theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011) của Chính phủ và Chỉ thị số 1792/CT-TTg (ngày 15/10/2011) của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội.

Mục tiêu dự án nhằm tiếp tục hoàn thành các hạng mục thi công dở dang, tránh lãng phí nguồn vốn nhà nước đã đầu tư, góp phần nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh với quy mô 2 làn xe, góp phần chia sẻ lưu lượng với các trục dọc vùng Đông Nam Bộ, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Nguồn: https://baomoi.com/hon-12-500-ty-dau-tu-giao-thong-tinh-long-an-hoi-sinh-nhieu-du-an-sau-hon-10-nam-thieu-von/c/45752329.epi

Kiến trúc chùa tháp của dân tộc Khmer độc đáo vùng Bảy Núi

Cẩm nang du lịch An Giang: Linh thiên một vùng non nước

8 Tháng năm, 2023

An Giang thuộc khu vực Tây Nam Bộ, nơi đầu nguồn của dòng Mekong chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu chảy vào Việt Nam, hình thành nên vùng Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật phong phú cả trên non và dưới nước.

du-lich-an-giang

Vị trí cách các trung tâm đô thị lớn như TP.HCM 4 giờ và TP Cần Thơ 1,5 giờ đi xe, TP Long Xuyên chiếm vị trí trung tâm, liên kết vùng Đồng Tháp Mười, Kiên Giang và đường biên giới hơn 100km với Vương quốc Campuchia, thuận lợi kết nối giao thương, thuận tiện du lịch, dễ dàng di chuyển.

An Giang là tỉnh duy nhất trong khu vực có núi, có rừng giữa đồng bằng, hình thành nhiều danh lam thắng cảnh gắn với nét văn hóa tâm linh thu hút du khách gần xa về tham quan, chiêm bái.

Nơi đây đồng thời hội tụ tinh hoa văn hóa của bốn dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, gắn liền với công trình kiến trúc, di sản đồ sộ, lối sống đặc trưng hài hòa với bản sắc dân tộc, làm nên tính đa dạng và phong phú, tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.

Cánh đồng thốt nốt mùa nước nổi đẹp ngẩn ngơ dưới hoàng hôn

Cánh đồng thốt nốt mùa nước nổi đẹp ngẩn ngơ dưới hoàng hôn

du-lich-an-giang1

Thành phố Long Xuyên, cửa ngõ vào An Giang và là trung tâm kinh tế nhiều tiềm năng của khu vực, không ngừng chuyển mình thay đổi từng ngày. Đến với thành phố này, du khách có thể trải nghiệm đi chợ nổi Long Xuyên, thưởng thức các món ăn, mua trái cây đặc trưng về làm quà.

Từ chợ nổi, bạn hãy đi đò dọc hoặc phà qua Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng).

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ban đêm, du khách có thể ngồi bên bờ sông Hậu ngắm thành phố về đêm, thưởng thức ẩm thực. Nổi tiếng có món cơm tấm Long Xuyên, bánh tằm se, bánh cuốn và phở bán cả ngày lẫn đêm.

Vào trung tâm thành phố, đi vài bước bạn có thể ăn ngay món cơm tấm mà quán nào cũng ngon đối với khách xa. Thật hoàn hảo nếu có bạn đường “thổ địa” dẫn đi ăn cơm tấm Cây Điệp, cơm tấm Phượng, cơm tấm “Không tên” (gần trường đại học – một cách hỏi đường mà khi đến thành phố này bạn hỏi bất cứ ai họ cũng sẽ biết, tin chắc là vậy).

Khu du lịch quốc gia núi Sam hằng năm thu hút trên 4,5 triệu lượt khách

Khu du lịch quốc gia núi Sam hằng năm thu hút trên 4,5 triệu lượt khách

Rời thành phố Long Xuyên theo quốc lộ 91 khoảng 60km về thành phố Châu Đốc, bạn có thể đi bằng xe buýt, xe khách, xe máy và taxi.

Có thể nói Châu Đốc là trung tâm của vùng Bảy Núi, ít nhất phải dừng lại một, hai đêm mới có thể “ăn đủ và mua đủ”.

Nơi linh thiêng và thu hút khách nhiều nhất là miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Ngoài ra, có các điểm lân cận và hấp dẫn như lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang, khu nghỉ dưỡng Victoria Núi Sam, khu cáp treo Núi Sam MGA,…

Một điểm Check-in không thể bỏ qua ngay cổng chào Châu Đốc với hàng loạt các khu tiện ích tham quan mới lạ tại khu đô thị Phúc An Asuka. Với hệ thống công viên trải dài xuyên suốt khu đô thị cùng chương trình nhạc nước được tổ chức hằng đêm vào buổi cuối tuần được đông đảo cư dân tham gia hưởng ứng thêm bởi các trò chơi bên cạnh hồ cá Koi.

thực tế tháng 11- cầu cảnh quan và nhạc nước về đêm

Thêm vào đó, tại Phúc An Asuka còn sở hữu thêm hệ thống tiện ích hiếm có ĐẦU TIÊN tại khu vực được nhiều khách tham quan yêu thích và không thể bỏ qua khi đên đây như: Check-in cổng trời Asuka, cầu đỏ cá KOI, phố đi bộ – chợ đêm đầu tiên tại Tp. Châu Đốc, clubhouse phong cách Nhật Bản đẳng cấp, chill với Phantom Coffee,….

Thực tế phúc an asuka tháng 2.2023 (2)

Check-in cổng trời và khu tham quan hồ cá Koi

thực tế phúc an asuka tháng 2.2023 (10)

Công viên trẻ em, hồ bơi tràn bờ và Clubhouse hiện đại

Thực tế phúc an asuka tháng 2.2023 (4)

Công viên khủng long với mô hình đa dạng các chủng loại

Châu Đốc là xứ sở của thiên đường mắm. Món lẩu mắm luôn làm du khách chờ đợi để thưởng thức. Bạn sẽ dễ dàng tìm được những quán lẩu mắm đúng vị truyền thống và hết sức đặc trưng nơi đây.

Món bún cá có thêm bông điên điển ăn ngon hơn

Món bún cá có thêm bông điên điển ăn ngon hơn

Nổi danh gần xa là món bún cá bình dân và cực kỳ phổ biến. Tuy mỗi nơi có cách chế biến khác nhau, nhưng về Châu Đốc ăn bún cá đã thành lệ, nhắc người ta nhớ về nguồn gốc của món ăn. Một số quán ăn ngon như: Bảy Bồng 1 và 2, Trường Phát, Cỏ May, Lẩu mắm Hà Gia…

Có nhiều sự lựa chọn từ nhà nghỉ đến khách sạn từ 1 sao đến 4 sao. Nếu muốn nghỉ dưỡng ngắm nhìn phong cảnh từ trên núi Sam, bạn hãy đến làng du lịch Victoria Núi Sam, còn nếu muốn ngắm cảnh ven sông hãy đến Victoria Châu Đốc, Phong Lan resort. Còn nếu bình dân, hãy yên tâm, có rất nhiều khách sạn và nhà nghỉ để khách lựa chọn.

Lễ hội đua bò Bảy Núi là nét văn hóa đặc sắc tại An Giang

Lễ hội đua bò Bảy Núi là nét văn hóa đặc sắc tại An Giang

Rời thành phố Châu Đốc theo đường tránh N1 khoảng 20km, bạn sẽ đến Khu du lịch rừng tràm Trà Sư rộng 845ha, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên; là nơi sinh sôi của nhiều loại cò, dơi và rất nhiều loài chim, thú quý hiếm như giang sen, cò Ấn Độ, cò lạo, điên điển… Rừng có 140 loài thực vật, 11 loài thú, 22 loài bò sát, 23 loài cá – có cả cá đen và cá trắng.

Đứng trên đài quan sát cao 25m, ta có thể nhìn toàn cảnh rừng Trà Sư với những cánh cò trắng điểm xuyết cho thảm xanh của cây lá bạt ngàn. Khi hoàng hôn xuống, đàn cò bay về đậu trên những vạt rừng như những dải lụa phơi trên đầu cây.

Nếu dùng kính viễn vọng, ta có thể nhìn được toàn cảnh Thất Sơn hùng vĩ. Đến đây, du khách hay thưởng thức các món ăn dân dã, đồng quê tại nhà hàng bên trong rừng tràm, ngay khu vực tháp quan sát.

Toàn cảnh rừng tràm Trà Sư nhìn từ trên caoToàn cảnh rừng tràm Trà Sư nhìn từ trên cao

Toàn cảnh rừng tràm Trà Sư nhìn từ trên cao

Rời khỏi Trà Sư tiếp tục vòng một đoạn ngắn khoảng 5km theo tỉnh lộ 948 qua Khu du lịch núi Cấm (xã Văn Giáo) giáp huyện Tri Tôn. Nơi đây từ lâu vốn là điểm du lịch tâm linh được đông đảo du khách trong và ngoài nước tìm về chiêm bái.

Chinh phục “nóc nhà miền Tây” là hoạt động thường xuyên thu hút khách thập phương.

Hiện nay có nhiều cách để di chuyển: xe khách lữ hành, đi cáp treo hoặc đi bộ trải nghiệm. Mới đây, Khu du lịch núi Cấm đã đưa vào khai thác tour trekking có quy trình hướng dẫn bài bản, giúp các tín đồ leo núi dễ dàng, thuận tiện chinh phục đam mê.

Kiến trúc chùa tháp của dân tộc Khmer độc đáo vùng Bảy Núi

Kiến trúc chùa tháp của dân tộc Khmer độc đáo vùng Bảy Núi

Ngoài những nhà nghỉ dành cho khách bộ hành theo đoàn, trên đỉnh núi cũng có nhiều homestay: Nhà Của Mây, Windy Hill, Mai Tùng, Phú Sĩ, Camping Thiên Cấm Sơn… Dưới chân núi có resort Núi Cấm và Sang Như Ngọc.

Lên núi Cấm phải ăn bánh xèo rau rừng mới đúng điệu. Hơn 10 loại rau rừng hái từ núi có quanh năm, nhưng phong phú hơn vào mùa mưa, là những vị thuốc quý. Ngoài ra nơi đây còn có đặc sản theo mùa tươi ngon mời mọc, mùa nắng có trái cây, mùa mưa có rau rừng, măng rừng, nấm rừng…

Lại men theo tỉnh lộ 948, bạn sẽ được ngắm đồi núi bạt ngàn và rừng cây thốt nốt như tranh.

Lụa Tân Châu gắn liền với làng nghề dệt lụa hình thành và phát triển hơn 100 năm

Lụa Tân Châu gắn liền với làng nghề dệt lụa hình thành và phát triển hơn 100 năm

Cách núi Cấm 10km là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Đồi Tức Dụp, ngọn đồi hai triệu đô la từng khắc sâu trong ký ức của nhiều thế hệ, là điểm tham quan về nguồn của nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh. Đến đây, du khách được trực tiếp trải nghiệm luồn lách qua từng bậc thang, từng hang đá để cảm nhận giá trị của nơi cha ông từng kiên trung gìn giữ.

Tức Dụp chỉ cao 216m, diện tích trên 2.200m, chu vi hình cánh cung dài khoảng 3km, nhưng có cấu trúc thiên tạo độc đáo và huyền bí. Theo người dân nơi đây truyền miệng nhau rằng quân Mỹ từng treo giải thưởng 2 triệu đô la cho việc tiêu diệt quân đội trong vòng 18 ngày. Từ đó ngọn đồi được mệnh danh “ngọn đồi hai triệu đô la”.

Trong lòng đồi gồm nhiều hang sâu, động lớn có các ngõ ngách ăn luồng và thông nhau do các tảng đá lớn, nhỏ chồng chất lên nhau, đan xen đủ kiểu. Các hang động được bảo tồn và giữ nguyên hiện trạng như: hang C6 (có hội trường C6 với sức chứa hơn 150 người), hang Quân Y, hang Thanh Niên, Hội trường Tỉnh ủy, hang của Ban chỉ huy quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y và hang Tiên Nữ…

Nơi này ngày nay được bảo tồn, trưng bày những kỷ vật, cơ giới chiến từ những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm như: xe Jeep, xe tăng, súng…

Toàn cảnh núi Cấm nhìn từ trên cao

Toàn cảnh núi Cấm nhìn từ trên cao

Tham quan đã mắt rồi, bạn hãy tìm ăn món gà đốt lá chúc đầy sáng tạo của đồng bào Khmer, cực ngon và nổi tiếng khắp vùng, là món “đinh” tại huyện Tri Tôn. Cách đốt gà và hương vị của lá chúc sẽ làm du khách quay lại lần nữa với An Giang. Đặc sản mua làm quà cũng đa dạng với các sản phẩm làm từ thốt nốt như: đường, rượu, thốt nốt tươi, nước thốt nốt, bánh bò thốt nốt…

Núi Sam, núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, đồi Tức Dụp có thể nói là “tứ đại danh thắng” của vùng Bảy Núi. Mỗi nơi chỉ cách nhau khoảng 30 phút đi xe nên có thể tham quan trong vòng 1 ngày.

Từ vùng Bảy Núi theo tỉnh lộ 943 về huyện Thoại Sơn khoảng 30km, hoặc từ thành phố Long Xuyên đi hơn 35km bằng xe buýt rất nhanh có thể đến Khu du lịch Hồ Ông Thoại, Quần thể khu di tích Óc Eo – Ba Thê và Thiền viện Trúc Lâm An Giang.

Toàn cảnh Khu du lịch Hồ Ông Thoại tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn

Toàn cảnh Khu du lịch Hồ Ông Thoại tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn

Nền văn hóa Óc Eo là một di tích khảo cổ độc đáo ở An Giang, được hình thành và tồn tại khoảng 2.000 năm trước đây. Nơi minh chứng cho sự phồn thịnh của Vương quốc cổ Phù Nam, khi đó Óc Eo là một cảng biển lớn giao thương rộng rãi trong khu vực và thế giới.

Đặc biệt, Thiền viện Trúc Lâm An Giang vừa khánh thành, nằm ở khu lòng hồ số 2 của núi Sập, du khách về đây ngày càng nhiều hơn trước, mở ra hướng phát triển du lịch mạnh mẽ cho địa phương.

Đường đi ngày càng được mở rộng thông thoáng, nên các phương tiện di chuyển dễ dàng. Cơ sở lưu trú dễ thuận tiện như: Hoa Kiểng, Phụng Hoàng, Ngọc Minh Hòa.

Khách du lịch có thể thưởng thức món bánh canh tép khu vực lòng hồ Ông Thoại.

du-lich-an-giang3

Từ thành phố Châu Đốc qua phà Châu Giang là đến Làng Chăm Châu Phong, hoặc qua cầu Cồn Tiên là đến Làng Chăm Đa Phước, đây là nơi khách du lịch thường xuyên đến tham quan, tìm hiểu về cuộc sống của người Chăm, trải nghiệm văn hóa và thưởng thức các món ngon từ làng.

Du khách tham quan, ăn uống trên chợ nổi Long Xuyên

Du khách tham quan, ăn uống trên chợ nổi Long Xuyên

Hiện tại khách đến làng Chăm thường di chuyển bằng thuyền kết hợp đi bộ, xe lôi để trải nghiệm văn hóa làng Chăm. Đến làng Chăm có một số món ngon đặc sắc như:

Món gà đốt lá chúc nức tiếng vùng Bảy Núi

Món gà đốt lá chúc nức tiếng vùng Bảy Núi

Cơm bò Châu Phong: Chỉ bán vào buổi sáng, thực khách muốn thưởng thức phải dậy sớm, qua phà Châu Giang đến làng Chăm nơi đây. Với cách chế biến thịt bò “nóng” giữ được độ tươi ngon của thịt khó có nơi nào sánh được, đặc biệt cùng với loại gạo An Giang hòa quyện vào nhau vừa vặn thành món ngon khó quên.

Tung lò mò (lạp xưởng bò người Chăm): Khác với các loại lạp xưởng bò nơi khác, người Chăm có công thức chế biến món tung lò mò riêng theo kiểu truyền thống; về nguyên liệu có thêm một ít cơm nguội để tạo vị chua, thịt bò dùng làm lạp xưởng phải là bò trong đạo sát sinh của người Chăm.

Bánh bò thốt nốt thơm ngon, đẹp mắt

Bánh bò thốt nốt thơm ngon, đẹp mắt

Tuy nhiên, khu vực này chưa có nhiều cơ sở lưu trú nên khách du lịch thường về thành phố Châu Đốc nghỉ đêm.

Cũng từ thành phố Long Xuyên, du khách có thể đi tham quan một vòng các huyện cù lao Chợ Mới, qua Phú Tân đến thị xã Tân Châu dễ dàng qua các chuyến phà xuôi theo các nhánh sông chằng chịt.

Chợ Mới với vùng đất Cù Lao Giêng trù phú, hiền hòa, người dân chủ yếu làm nông, và mến khách. Nằm cách thành phố Long Xuyên khoảng 15km, trên sông Tiền, giáp với tỉnh Đồng Tháp, còn là xứ sở của cây xoài, với số lượng và mật độ lớn nhất cả tỉnh và khu vực.

Thánh đường Cù Lao Giêng

Thánh đường Cù Lao Giêng công trình lâu đời bậc nhất khu vực đến nay được bảo tồn duy tu rất kỹ, thu hút nhiều tín đồ cũng như du khách tham quan. Bên cạnh đó còn có chùa Đạo Nằm, chùa Phước Thành – nơi có tượng Phật A Di Đà cao 39m đạt kỷ lục Việt Nam.

Đến Chợ Mới, du khách còn có thể tham quan: Di tích lịch sử Cột dây thép, khu sinh thái Mỹ Luông và sắp tới đây, khu nghỉ dưỡng Cồn Én sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch nơi đây.

Linh Sơn Cổ Tự thuộc quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê

Linh Sơn Cổ Tự thuộc quần thể di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

ban-do-hanh-chinh-an-giang

An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên, với diện tích tự nhiên 3.536km2, có đường biên giới 100km với Campuchia – Ảnh: Cổng thông tin tỉnh An Giang

an-giang-ve-dem